Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa!

Chẩn đoán đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý cấp tính, có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Nếu không được xử lý nhanh thì tỉ lệ tử vong rất cao, do vậy những người đã được dự đoán trước về nguy cơ mắc bệnh cần có biện pháp phòng ngừa. Thực trạng số người đột quỵ ở Việt Nam cũng ngày càng nhiều do sự thay đổi về sinh hoạt, ăn uống cũng như môi trường sống. Để hiểu hơn về bệnh này, chúng ta cùng đọc những thông tin sau.

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ là tình trạng cấp tính, diễn ra khi quá trình vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn, dẫn tới tế bào bị thiếu oxy và dưỡng chất. Nếu không được điều trị kịp thời, tế bào não sẽ chết và tỷ lệ tử vong của người bệnh sẽ tăng cao. 

Đột quỵ là bệnh gì?
Đột quỵ là bệnh gì?

Tỷ lệ người bị đột quỵ gia tăng trong những năm gần đây là dấu hiệu cảnh báo cho việc không điều chỉnh được chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và môi trường sống thay đổi. Khi con người quá quan tâm đến công việc và quên đi nhiệm vụ chăm sóc bản thân sẽ khiến chất lượng sức khỏe đi xuống. Nếu trước kia đột quỵ chỉ gặp ở độ tuổi trên 60, thì hiện nay kể cả những người ở tuổi 40 đều có nguy cơ xuất hiện.

Đột quỵ có phải là tai biến không?

Đột quỵ có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, có hai trường hợp xảy ra khi xuất hiện: Tử vong hoặc di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiểm soát được mức độ tổn thương bằng cách phòng ngừa ngay khi được dự đoán có nguy cơ mắc.

Những người có nguy cơ bị đột quỵ bao gồm:

  • Người có bệnh lý nền về tim mạch và huyết áp
  • Người có tỷ lệ mỡ cơ thể nhiều.
  • Người có lipid máu cao.
  • Người có thói quen dùng nhiều chất kích thích, trong đó có thuốc lá.
  • Người có lối sống không được lành mạnh, sử dụng đồ ăn sẵn nhiều.
  • Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn bình thường.

Di chứng nguy hiểm sau đột quỵ

Như đã biết, khi bị đột quỵ, sẽ có hai trường hợp diễn ra, đó là tử vong hoặc có di chứng nguy hiểm về sau. Tùy thuộc vào quá trình phòng ngừa trước đó mà mức độ tác động đến các cơ quan, bộ phận sẽ khác nhau.

  • Hô hấp: Tổn thương ở não bộ khiến hành vi ăn uống của bệnh nhân trở nên hạn chế và khó khăn hơn. Di chứng này rất phổ biến, tuy nhiên có thể phục hồi sau một thời gian. Ở trường hợp nặng, tổn thương trong não có thể khiến hoạt động hô hấp trở nên khó khăn hoặc ngưng hoàn toàn.
  • Tuần hoàn: Hệ tuần hoàn sẽ bị tắc nghẽn sau khi bị đột quỵ nếu không được xử lý kịp thời. Thiếu máu cục bộ là điều không thể tránh khỏi, khiến tế bào không có oxy và dưỡng chất để sống, điều này lý giải vì sao người bị đột quỵ thường bị liệt tại các bộ phận, nửa người hoặc toàn thân.
  • Cơ bắp: Đột quỵ có thể khiến bạn bị liệt cơ, không vận động được tại một hoặc nhiều bộ phận.
  • Tiêu hóa: Các hoạt động tiêu hóa sẽ bị trì trệ, khiến cơ thể khó hấp thu dưỡng chất.
  • Tiết niệu: Do hệ thần kinh bị tổn thương nên người bệnh không còn kiểm soát được số lần đi tiểu, có thể tiểu thường xuyên và không tự chủ.
  • Sinh dục: Giảm ham muốn tình dục do những rối loạn trong tâm lý hoặc tác dụng phụ của các thuốc điều trị.
  • Thần kinh: Đột quỵ chết não chiếm tỉ lệ cao, nhẹ hơn là thay đổi nhận thức và thị lực. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, trầm cảm, thay đổi hành vi…

Như vậy, đột quỵ là bệnh cấp tính nguy hiểm, cần phải có biện pháp phòng ngừa phù hợp nếu không muốn xuất hiện những biến chứng khó lường. Bạn cũng nên kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên để được dự đoán về bệnh sớm nhất.

Nguyên nhân, triệu chứng của đột quỵ là gì?

Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ chính là do tình trạng xơ vữa động mạch, lượng cholesterol cao sẽ tích tụ vào thành mạch, từ đó khiến máu bị tắc và khó đi qua.

Nguyên nhân, triệu chứng của đột quỵ là gì?
Nguyên nhân, triệu chứng của đột quỵ là gì?

Tình trạng tắc nghẽn này có thể là do có cục máu đông ở một vị trí bất kỳ trong lòng mạch, khiến não bị thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, xơ vữa cũng khiến các cục máu đông hình thành dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thể đột quỵ do áp lực thành mạch lớn sẽ khiến máu bị chảy ồ ạt, không kiểm soát được từ phần động mạch vỡ, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ cấp tính.

Đột quỵ diễn ra như thế nào? Đột quỵ được nhận biết dựa trên 7 triệu chứng như sau:

  • Người bệnh bị yếu cơ hoặc tê một phần cơ thể.
  • Người có biểu hiện thay đổi thị lực.
  • Xuất hiện tình trạng khó nuốt, mặc dù không bị bệnh đường hô hấp.
  • Đau nhức đầu không xác định được nguyên nhân.
  • Hoa mắt, chóng mặt, khó cử động và đi lại.
  • Xuất hiện tình trạng khó nói, nói ngọng, lưỡi tê cứng.
  • Rối loạn trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Biểu hiện báo hiệu đột quỵ thường không kéo dài, do vậy bạn nên biết và có biện pháp xử lý ngay. 

Các chuyên gia y tế thường nhận biết nguy cơ bị đột quỵ thông qua quy tắc “FAST”:

  • Face: Nhận biết thông qua nét mặt, mặt mất cân đối hoặc có dấu hiệu bị méo sẽ có nguy cơ cao hơn. Trường hợp này bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cười để có thể quan sát rõ hơn.
  • Arm: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đưa hai tay lên cao, kiểm tra xem bên nào có biểu hiện yếu hoặc bị liệt không.
  • Speech: Nhận biết qua ngôn ngữ của người bệnh. Bác sĩ yêu cầu người bệnh nói hoặc đọc văn bản để kiểm tra xem có bị nói lắp không, giọng có tròn và rõ không, có lưu loát không.
  • Time: Bên nhân được dự đoán có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu hội tụ đủ 3 yếu tố trên thì những người xung quanh cần đưa bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Các dạng đột quỵ thường gặp

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, cấp tính và bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh đó còn để lại những hậu quả khó lường. Nếu nặng thì người bệnh có thể bị tử vong và không thể cứu chữa được nữa.

Hiện tại có 3 thể đột quỵ thường gặp, đó là:

  • Đột quỵ thế thiếu máu cục bộ: Dạng này chiếm tới 90% trường hợp đột quỵ được ghi nhận. Người bệnh thiếu máu lên não do sự cản trở của cụ máu đông hoặc động mạch bị thu hẹp do xơ vữa động mạnh, từ đó tế nào não không còn nguyên liệu để sống.
  • Đột quỵ thể xuất huyết: Thể này ít gặp hơn nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao, xảy ra khi áp lực thành mạch máu lớn, dẫn tới vỡ hoặc rò rỉ máu trong hộp sọ. Tình trạng này diễn ra liên tục và khó kiểm soát được.
  • Đột quỵ thể nhẹ: Thiếu máu lên não tạm thời, có biểu hiện rất giống đột quỵ, tuy nhiên khi lưu lượng máu được đưa trở lại mức bình thường thì triệu chứng nguy hiểm sẽ biến mất. Những người này có nguy cơ đột quỵ nặng hơn trong tương lai gần, do vậy cần có biện pháp phòng ngừa.

Chẩn đoán đột quỵ

Điểm quyết định đến hiệu quả phòng ngừa và điều trị phòng ngừa đó chính là thời gian, do vậy việc phát hiện nguy cơ càng sớm sẽ khiến quá trình điều trị được diễn ra kịp thời và cơ hội sống của người bệnh sẽ càng cao.

Chẩn đoán đột quỵ
Chẩn đoán đột quỵ

Để chẩn đoán đúng nguy cơ bị đột quỵ, nhân viên y tế sẽ thực hiện các xét nghiệm máu, kiểm tra cục máu đông và mức độ lan của ổ xuất huyết. Bên cạnh đó, thực hiện chụp CT cũng là cách xác định chính xác vị trí bị xuất huyết hoặc có máu đông. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác nếu thấy cần thiết.

Phương pháp cấp cứu khi bị đột quỵ

Ngay khi thấy bệnh nhân có biểu hiện của đột quỵ hoặc đã xảy ra cơn đột quỵ thì việc đầu tiên cần làm đó là gọi xe cấp cứu. Trong thời gian đợi, những người xung quanh cần áp dụng phương pháp sơ cứu dựa trên nguyên tắc sau:

Bệnh nhân tỉnh:

  • Kiểm tra huyết áp, mạch, nhịp tim tại chỗ.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định đầu.
  • Không cho bệnh nhân uống/ăn bất cứ đồ gì.
  • Lau dãi, đờm, loại bỏ dị vật ở đường hô hấp.
  • Nếu bệnh nhân đã liệt thì khi di chuyển cần để người này nằm nghiêng về phía còn lại.

Người bệnh hôn mê:

  • Sơ cứu theo các bước trên.
  • Trường hợp tim ngừng đập hoặc ngừng thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo, ép tim cho bệnh nhân.

Nếu biết cách cấp cứu tại chỗ thì bệnh nhân sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm sau về sau, bên cạnh đó cũng tăng tỉ lệ sống.

Phương pháp điều trị

Với đột quỵ thể thiếu máu cục bộ thì việc điều trị nên tập trung vào khôi phục lưu lượng máu trong cơ thể. Sử dụng thuốc làm tan máu đông (cần theo dõi) giúp giảm nguy cơ tử vong rõ rệt.

Với đột quỵ thế xuất huyết thì tùy thuộc vào tình trạng máu tụ/xuất huyết mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị vẫn là kiểm soát huyết áp và giảm chảy máu.

Phục hồi chức năng và phòng ngừa đột quỵ

Bệnh nhân sống qua cơn đột quỵ có thể gặp các vấn đề sức khỏe khác, và tùy thuộc vào mức độ mà có thể bình phục chức năng. Sau đột quỵ, khả năng nói, vận động sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, do vậy bệnh nhân thường được hướng dẫn để cải thiện tình trạng này. Các bài tập đã được quy chuẩn, do vậy bệnh nhân chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn, kiên trì để nhanh chóng được phục hồi.

Bên cạnh đó, việc thiết lập lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ xuất hiện đột quỵ, cụ thể là: Không hút thuốc, tập thể lực thường xuyên, hạn chế sử dụng chất kích thích, ăn nhạt hơn, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cân bằng, sử dụng aspirin hoặc warfarin để phòng ngừa…

Bài viết trên đây đã đưa ra những thông tin hữu ích về đột quỵ, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa cũng như xử lý khi gặp. Muốn giảm nguy cơ mắc tai biến, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh. Đồng thời, bạn cũng nên có sự hiểu biết về bệnh, thông báo cho bác sĩ về những biểu hiện sức khỏe bất thường để được hỗ trợ sớm nhất.

Hiện nay có an cung kwangdong có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não rất tốt. Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng nếu đã được dự đoán có nguy cơ bị đột quỵ.