Đột quỵ khi tắm: Nguyên nhân và cách xử lý

đột quỵ khi tắm

Đột quỵ khi tắm khuya không còn là tình trạng hiếm gặp. Tần suất xuất hiện của tình trạng này ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở giới trẻ. Nguyên nhân nào dẫn tới đột quỵ khi tắm, và cách xử lý đúng tình trạng này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm

Đột quỵ khi tắm đêm là tình trạng nguy hiểm và ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây ra đột quỵ khi tắm vào ban đêm chủ yếu là bởi người bệnh đã có sẵn những bệnh lý nền như: Cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn máu não.

Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm
Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm

Các bệnh lý nền này kết hợp với sự thay đổi của tuần hoàn máu trong thời gian tắm sẽ khiến nguy cơ bị đột quỵ tăng lên. Quá trình này được kích hoạt thông qua một số yếu tố sau:

Đi vệ sinh trước khi tắm

Tiểu tiện/đại tiện trước khi tắm là thói quen của rất nhiều người, tuy nhiên điều này có thể gây tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị và tăng áp lực động mạch. Tác động này khiến hệ thống tuần hoàn bị căng thẳng. Đây cũng là điều lý giải lý do những người bị táo bón có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người bình thường.

Thay đổi huyết áp

Đột quỵ khi tắm thường xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp. Do vậy, những người này cần hạn chế tắm vào sáng sớm hoặc tối muộn. Bởi hai thời điểm này khiến nhiệt độ cơ thể bị xuống quá thấp và huyết áp tăng cao. Chính sự thay đổi huyết áp đột ngột làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Đổ nước từ đỉnh đầu

Nếu bạn tắm nước lạnh và đổ nước từ đầu xuống thì hệ thống mạch máu ở não bị co lại bất ngờ. Điều này làm gia tăng nguy cơ vỡ mạch và đột quỵ xuất huyết máu. Để tránh tình trạng này, bạn nên dội nước từ dưới lên, tức là bắt đầu tư phần chân, đùi, bụng…rồi mới đến đầu.

Tắm bằng nước lạnh

Tắm nước lạnh là yếu tố khiến tình trạng đột quỵ khi tắm dễ xuất hiện hơn. Khi tắm nước lạnh, thân nhiệt của cơ thể bị giảm đột ngột, ảnh hưởng đến sự lưu thông mạch máu tại từ tim đến não (và ngược lại).

Phòng tránh đột quỵ khi tắm

Để phòng chống đột quỵ khi tắm, những người có nguy cơ cao nên chú ý:

  • Tạo thói quen tắm sớm, không nên tắm sau 10h đêm. Sau khi tắm cần làm khô người, sấy khô tóc để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Không nên tắm sau khi ăn, khi đói hoặc quá no.
  • Tránh tắm nước lạnh muộn.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe.
  • Giữ phòng tắm kín để tránh gió lùa vào, đặc biệt là mùa đông.
  • Không nên tắm khi vừa tập luyện xong hoặc vừa sử dụng các dạng chất kích thích.

Cách xử lý tình trạng đột quỵ khi tắm

Đột quỵ khi tắm là tình trạng nguy hiểm, thường không được phát hiện và xử lý kịp thời và dẫn tới tử vong. Do vậy, hiểu bệnh và có cách xử lý kịp thời là điều cần thiết với những người có nguy cơ cao.

Cách xử lý tình trạng đột quỵ khi tắm
Cách xử lý tình trạng đột quỵ khi tắm

Nếu bạn thấy xuất bản thân hoặc những người xung quanh có biểu hiện: Chóng mặt, buồn nôn, mất sức, tê buốt phần đầu, tê mặt hoặc một nửa mặt, khó cử động (đặc biệt là các chi)…Trường hợp này bạn nên đo huyết áp, sau đó thông báo với người nhà, giữ cơ thể ấm để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi thấy bệnh nhân bị đột quỵ, bạn nên dìu họ, tránh để họ bị ngã hoặc tự đi lại. Trường hợp có đờm thì cần móc chất nhầy này ra để thông thoáng đường hô hấp. Sau đó liên hệ hoặc đưa người nhà đến cơ sở y tế gần đó.

Lưu ý, không nên tập trung quá nhiều người xung quanh bệnh nhân, không sử dụng bất kỳ loại thuốc/dầu nào cho bệnh nhân khi chưa được cho phép.

Đột quỵ khi tắm là tình trạng nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao. Do vậy, những người có nguy cơ cao nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bạn nên sử dụng thêm an cung ngưu kwangdong để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn.